Skip to Main Content
CÂU CHUYỆN VỀ CHẤT LIỆU CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ CAO CẤP
    Trong vòng 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ mới, thế giới đồng hồ đã chứng kiến những đổi mới trong quá trình sản xuất đồng hồ cao cấp với quy mô chưa từng có, trong đó phải kể đến sự thay đổi chóng mặt của các vật liệu được sử dụng để chế tác đồng hồ. Vật liệu đã được phát triển, chuyển đổi và chuyển hướng từ mục đích sử dụng ban đầu của chúng sang mục đích sản xuất đồng hồ cao cấp. Bị thúc đẩy trong việc sáng tạo và thực hiện nhiệm vụ thay đổi hiệu suất, khác biệt và sự uy tín, các nhà sản xuất đồng hồ sang trọng đã tìm kiếm và sử dụng các chất liệu chế tác có thành phần nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn và đẳng cấp bậc nhất và trên hết chính là đáp ứng đúng kỹ thuật cần có. 
     
    mat-so-son-mai-tren-dong-ho-rolex
     
    Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể đến như Audemars Piguet, Richard Mille, Hublot, IWC, Panerai và Ulysse Nardin đã đi đầu trong các phương pháp tiếp cận mới, tận dụng tối đa sự tiến bộ công nghệ bằng cách kết hợp sự sáng tạo, tư duy mới mẻ, thiết kế và đạo đức. 

    Khởi đầu 

    Cho đến đầu thiên niên kỷ mới, danh mục vật liệu được được sử dụng trong sản xuất đồng hồ cơ hầu như không thay đổi và quan trọng hơn là "compartmentalised" tức có nghĩa không làm thay đổi nhận thức của người dùng.
     
    chat-lieu-vang
     
    Thép và vàng luôn được dùng cho các bộ vỏ đồng hồ, titan cũng bắt đầu được sử dụng cũng như bạch kim là một trong những vật liệu khá hiếm hoi. 
     
    chat-lieu-thep-van-luon-la-chat-lieu-duoc-su-dung-nhieu-nhat
    Thép luôn là chất liệu được sử dụng phổ biến
     
    Sự xuất hiện của những vật liệu này có thể được thay đổi bằng việc sử dụng kỹ thuật veneering tức kỹ thuật cán mỏng ra theo cách thô sơ. Trong khi đó, các thành phần trong bộ chuyển động được làm bằng đồng thau hoặc thép, thỉnh thoảng sử dụng một số vật liệu tổng hợp. Mặt kính được làm từ polyme hoặc sapphire trong suốt, tuy nhiên với những sự thay đổi trong thời đại mới, những chất liệu cũ đã được thay thế đột ngột bằng những ý tưởng và phát minh mới.
     
    bộ-vỏ-sapphire
       
    Bộ vỏ sapphire trong suốt
     
    Bằng cách kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, y học, vi điện tử, ô tô và các ngành công nghiệp nặng, thế giới đồng hồ đã thoát ra khỏi xiềng xích trí tuệ vốn đang bị lối mòn và thay vào đó là sự chuyển mình từ các bộ phận bên ngoài đến các chi tiết bên trong. 

    Trọng lượng là yếu tố then chốt 

    Một trong những nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao nhất chính là tìm kiếm các vật liệu chế tác nhẹ hơn, chúng ta đã có titan, nhôm và một loạt các loại vật liệu hỗn hợp chính là những chất liệu hàng đầu. Việc nghiên cứu cũng đã khai thác thêm các đặc tính quan trọng khác như khả năng chống va đập, trầy xước cao chẳng hạn như carbon, hợp kim mịn và gốm công nghệ cao. 
     
    chat-lieu-palladium
    Palladium
     
    Các phương pháp xử lý bề mặt như mạ PVD, DLC và bề mặt tráng xi măng cũng được tận dụng và phát triển mãnh liệt. Ngoài ra, với khía cạnh cao cấp trong việc cung cấp những mô hình đồng hồ xa xỉ, điều này đã khuyến khích việc đa dạng hóa các vật liệu lạ như tantali và palladium, trong khi đó những loại đá quý đẹp mắt và có độ cứng cao cũng được nhiều thương hiệu ưa chuộng. Các công nghệ cao cũng được phát triển nhằm mang đến sự uy tín trong việc ứng dụng đồng hồ như cách vật liệu sapphire và silicon được áp dụng triệt để. Lấy ví dụ điển hình như đồng hồ sapphire của Hublot đã trở thành cơn sốt trong những năm trở lại đây.
     
    dong-ho-hublot-noi-tieng-voi-cac-loai-vat-lieu-moi-la
     
    Đồng hồ Thụy Sỹ Hublot với bộ vỏ sapphire đẹp mắt
     

    Kim loại 

    Vật liệu thực sự bắt đầu trở thành xu hướng chính là titan. Titan đã được sử dụng bởi những thương hiệu tiên phong trong những năm 1980-90, vật liệu này đã rất thành công trong thời kỳ đó: titan không phải là vật liệu được nghiên cứu và phát triển từ cái nôi của ngành công nghiệp đồng hồ ở Thụy Sỹ mà ban đầu chúng được sử dụng trong ngành công nghiệp nha khoa bởi vì trọng lượng nhẹ, độ cứng cao và khả năng tương thích hoàn hảo với da người. 
     
    Hublonium
    Hublonium
     
    Kim loại này cũng rất dễ kết hợp với các kim loại khác như magiê, nhôm và zirconium. Những hợp kim này trở nên hứa hẹn đến mức một số thương hiệu đã đi xa và biến chúng thành một phần bản sắc của riêng thương hiệu đó. Bằng cách đặt tên cho các hợp kim như Zenithium và Hublonium, các công ty đồng hồ cao cấp đã đánh dấu tên mình lên những cột mốc mới. Một số thương hiệu khác thì khiêm tốn hơn sử dụng những cái tên thể hiện khả năng kỹ thuật bậc thầy chẳng hạn như Harry Winston Zalium. Với đặc trưng ưu việt là nhẹ, cứng và vẻ ngoài có màu xám đen đặc biệt, chất liệu titan ngày càng được phát triển rộng lớn cũng như các thương hiệu đồng hồ cao cấp đang ngày biến chúng trở nên màu mỡ hơn.
     
    chat-lieu-thien-thach-tu-omega
    Mặt số làm từ thiên thạch của OMEGA
     
    Chính bởi lựa chọn từ titan, nên việc nghiên cứu và cho ra các vật liệu kỳ lạ đã trở thành điều quan trọng, Royal Oak Concept Alacrite, Maurice Lacroix Powerlite và AluSiC của Richard Mille chính là các vật liệu được lấy từ ngành hàng không vụ trũ. 
     

    Vật liệu tổng hợp

    Vật liệu tổng hợp cung cấp cách thức để giúp cho các bộ óc sáng tạo tận dụng tối đa khả năng của các loại vật liệu khác nhau. Trong đó nhựa mang đến nhiều sự phối hợp nhất, các hỗn hợp nhựa khi được kết hợp với các vật liệu phụ sẽ mang đến những độ cứng khác nhau. PEEK là một loại vật liệu tổng hợp mang tính biểu tượng - cực kỳ cứng và được gia cố bằng sợi carbon rất linh hoạt và là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà sáng tạo. Sợi carbon được sử dụng bởi độ nhẹ và khả năng chống lại lực xoắn cao, đồng thời chất liệu này cũng có mặt trong thế giới thể thao mô tô, được sử dụng để sản xuất vỏ và mặt số bằng các vật liệu có cấu trúc thông thường. 
     
    peek
    PEEK
     
    Richard Mille đã hợp tác với các nhà sản xuất cánh buồm North Sails để sử dụng Công nghệ North Thin Ply (NTPT ™), công nghệ này tạo ra hàng trăm lớp sợi carbon được thiết kế trong một chất kết dính dạng rắn và thường được sử dụng làm nguyên liệu thô. Các vật liệu sẽ được xử lý bằng cách sử dụng rô-bốt gia công thông thường để tạo ra các tấm, cầu và mão - đặc biệt hơn là tạo ra những bộ vỏ đồng hồ siêu nhẹ có khả năng chống giãn, chống va đập và trầy xước cũng như khả năng chống từ tính. 
     
    PAM-382-Bronzo
    Đồng hồ Panerai PA 382 Bronzo
     
    Các chất liệu chế tác đồng hồ cổ điển cũng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ sau một khoảng thời gian vắng bóng. Đồng bắt đầu được sử dụng lại trong ngành sản xuất đồng hồ một lần nữa. Cụ thể là quá trình oxy hóa đồng đã phát triển ra một lớp gỉ, với lớp gỉ này Panerai đã biến nó từ một điểm yếu thành chất liệu cao cấp và được sử dụng cho PAM 382 Bronzo.

    Gốm công nghệ cao (ceramic)

    Một vật liệu khác cũng mang đến vẻ ngoài sáng bóng cùng độ cứng ấn tượng là gốm, oxit zirconium, hay còn được gọi là zirconia. Được IWC giới thiệu với mẫu Da Vinci sử dụng gốm đen hoặc trắng, Rado đưa vào ngành công nghiệp đồng hồ vào những năm 1990, Chanel vang danh với J12 phổ biến rộng rãi, gốm công nghệ cao đã tiếp tục chinh phục mọi ngóc ngách của ngành chế tác đồng hồ. Zirconia cũng có thể được tìm thấy trong những bộ chuyển động, với đặc tính tạo ra ma sát thấp của nó đã biến nó trở thành vật liệu thay thé tuyệt vời cho chân kính và các ổ bi dưới rôto. Về cơ bản, zirconia được sử dụng cho các bộ vỏ đồng hồ, núm điều chỉnh, viền bezel, nắp lưng và thậm chí là dây đeo đồng hồ. 
     
    ceramic-hublot
    Gốm công nghệ cao trên đồng hồ Hublot cao cấp
     
    Đồng hồ gốm (ceramic) thực sự rất nhẹ, phù hợp về mặt sinh học, chống gỉ, không bị nhiễm từ và tạo sự thoải mái khi đeo trên tay - tất cả đều là những thuộc tính hoàn hảo cho việc đeo trên cổ tay một cách thoải mái. Không chỉ dừng lại ở sắc đen và trắng, Rado đã rất thành công trong việc nhuộm gốm theo màu sắc. Ngoài ra gốm cũng thích hợp để ứng dụng nhằm phát triển các đặc tính hiệu suất cao như cacbua boron rất chắc chắn đã được IWC sử dụng. Tuyệt vời hơn nữa là sự kết hợp của gốm với titan và hợp kim nhôm. 
     
    rado-ceramic
       
    Rado cũng là một trong những thương hiệu hàng đầu về gốm
     
    Panerai nổi tiếng với những mô hình đồng hồ quá khổ đã bắt đầu cắt các thành phần từ kim loại này và xử lý chúng bằng quy trình gốm bề mặt, kết quả là một vật liệu lõi rắn, nhẹ, cứng và được nhuộm màu bên ngoài ra đời sánh ngang với phương pháp xử lý bề mặt và đã được đặt tên là PVD. Công nghệ mạ PVD giúp tạo thêm một lớp vật liệu cứng, mỏng và có độ kết dính cao. Hiện nay PVD được áp dụng ở hầu hết mọi thương hiệu, từ bộ vỏ cho đến các chuyển động được nhìn thấy của các bộ máy đồng hồ. 
     
    Luxury Shopping
    0